4 Loại cây Dó tạo nên Trầm Hương Việt Nam bạn cần biết

I. Cây Dó Trầm/Dó Bầu hay trầm hương là cây gì?

Cây Dó trầm hay dó bầutrầm dótrầm hương tên gọi chung cho một chi thực vật thuộc họ Trầm gồm hơn 21 loài sống ở châu Á trong các khu vực rừng mưa của Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, …

Trầm hương và Kỳ Nam được sinh ra từ cây Dó, nhưng không phải loài dó nào cũng tạo ra trầm hương. Theo thống kê của ngành thực vật học chỉ có 19 loài Dó có khả năng cho trầm hương trên thế giới.

Đặc điểm chung của cây:

  • Cây cao 6–20 m, lá dài 5–11 cm và rộng 2–4 cm.
  • Hoa màu xanh vàng, quả gỗ dài 2,5–3 cm.
  • Thân cây to, lá dài, gỗ màu vàng nhạt, có thớ đen.

II. Trầm hương được sinh ra như thế nào từ Cây Dó?

vòng tay trầm hương chìm cao cấp
Các Vòng tay trầm hương từ Gỗ trầm hương

Trầm hương sinh ra từ cây dó bầu là do: “Sự biến đổi phân tử của gỗ dưới ảnh hưởng của một loại bệnh gây ra” (Cây thuốc Campuchia, Việt Nam, Lào – Alfred Pe’telot, 1954 ). Gỗ cây dó bầu có cấu tạo đặc biệt là hiện tượng libexen giữa các thớ gỗ, có thể dẫn chất nuôi cây từ đây, nhờ đó nên dù vỏ bị bóc sạch mà cây không chết. Có thể đây là một trong những điều kiện tự nhiên cho quá trình hình thành trầm hương trên cây dó bầu.

Trong thiên nhiên thường bắt đầu từ những tác động nào đó, gây ra các tổn thương nhất định trên cây, khi đó một loại kháng sinh trong thân cây được “huy động” đến nơi bị thương để bao vây, ngăn chặn và chính sự tương tác đó là những điều kiện để hình thành trầm hương.

Quá trình này diễm ra trong tự nhiên hết sức ngẫu nhiên và lâu dài. Điều này là một trong những lý giải tại sao không phải cây dó nào trong rừng tự nhiên cũng cho trầm và câu ngạn ngữ: “ Ngậm ngãi tìm trầm” có thể bắt nguồn từ đây.

Theo những người khai thác trầm trước đây, do kinh nghiệm, họ tác động có ý thức vào cây dó tìm được trong rừng  bằng cách khoét trên thân cây những lổ có kích thước khác nhau hoặc chặt (còn gọi là mở miệng), để nhiều năm sau quay lại khai thác được trầm.

Từ xưa người ta biết cây dó ở thiên nhiên có trầm là cây có tán lá ngừng phát triển, chót cành ngừng ra lộc, màu lá từ màu xanh đậm sang màu xanh vàng. Khi trầm trong cây dó phát triển tăng lên về số lượng và chất lượng thì lá chuyển thành màu vàng, rụng nhiều, vỏ cây xuất hiện sần sùi, một số cành bắt đầu khô. Từ lúc cây mới nhiễm bệnh “ăn trầm” đến khi trầm có chất lượng cao phải mất vài chục năm hoặc lâu hơn.

Trầm hương ở thiên nhiên có thể hình thành bất kỳ nơi nào trên cây dó, nhưng phần nhiều tập trung ở phần thân gần gốc và rễ. Số lượng và chất lượng trầm hương khai thác ở thiên nhiên phụ thuộc vào các yếu tố như loài và tuổi cây, đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết, thời gian nhiễm bệnh tụ trầm …

Các giai đoạn tạo trầm trong sau khi bị “nhiễm bệnh” thì căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà Cây Dó sẽ cho ra những sản phẩm như: Tóc, Trầm hương và Kỳ nam.

  • Tóc (có nguồn gốc từ chữ tok của người Campuchia): Do sự biến đổi chất gỗ bên ngoài và bắt đầu hình thành các nhựa mỏng.
  • Trầm hương: Do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, gỗ ít tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, nhẹ nổi được trong nước.
  • Kỳ nam (Nghĩa là điều kỳ diệu của phương nam): Do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ – Các phần tử gỗ thoái hóa, biến dạng, mất mộc tố chứa môt chất nhựa thơm – có màu nâu đậm hay đen, nặng chìm trong nước, vị đắng , thường hình thành ở phần lõi gỗ.

Ở mỗi nơi, mỗi vùng trầm hương thu được trên những cây dó “nhiễm bệnh” không giống nhau về kích cỡ, màu sắc, trọng lượng, thứ hạng, mùi hương. Riêng kỳ nam hầu như chưa có tài liệu nào cho biết sự hình thành của chúng ở loài  dó nào hay do một loại nấm hoặc vi khuẩn đặc biệt nào đó, trong điều kiện sinh trưởng khác thường nào đó … tạo nên.

Tuy nhiên, theo những người khai thác và mua bán trầm kinh nghiệm lâu năm thì kỳ nam chỉ tìm thấy ở một số vùng nhất định ở các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng) và Khánh Hòa, nhưng khó tìm thấy trên cùng một cây dó vừa có trầm hương vừa có kỳ nam.

Nhang nén không keo
Mời xem thêm bài: Phân biệt giữa Kỳ Nam và Trầm hương

III. Mục đích sử dụng cuả trầm hương

  • Làm dược liệu trong ngành Đông Tây Y.
  • Tinh dầu được chưng chất từ Dó Trầm là chất định hương trong chế biến nước hoa
  • Chế tác thành các sản phẩm làm vật phẩm trưng bày phong thủy, trang sức trầm hương
  • Là nguyên liệu làm Nhang Trầm hương, các loại sản phẩm trong xông đốt trong các nghi thức tín ngưỡng của hầu hết các tôn giáo.
  • Là nguyên liệu thưởng hương trong nghệ thuât Trà đạo, Hương Đạo, Yoga/Thiền.
  • Là các sản phẩm dùng trong an thần, thư giãn, giải tỏa căng thẳng/stress
  • Gỗ trầm còn được sử dụng làm các đồ dùng gia dụng.

IV. Các loài cây dó tạo ra trầm hương trên thế giới

Họ Trầm gồm hơn 21 loài sống ở châu Á nhưng chỉ có 19loại sinh ra Trầm tại các vùng sinh trưởng như sau:

STT Loại cây Nơi sinh trưởng
1 Aquilaria grandiflora Bth phân bố ở Trung Quốc
2 Aquilaria sinensis Merr hoặc  Aquilaria chinesis
3 Aquilaria yunnanensis.S.C.Huang
4 Aquilaria beccariana Van Tiegh phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Indonesia
5 Aquilaria microcarpa Baill phân bố ở Malaysia, Indonesia
6 Aquilaria hirta Ridl phân bố ở Malaysia, Indonesia, Singapore
7 Aquilaria rostrata Ridl phân bố ở Malaysia
8 Aquilaria subintegra Ding Hou phân bố ở Thailand
9 Aquilaria malaccensis Lamk phân bố ở Ấn Độ, Bhutan, Malaysia, Indonesia, Lào,Thailand
10 Aquilaria moszkowskii Gill phân bố ở Indonesia
11 Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl phân bố ở Philippines
12 Aquilaria filaria (Oken) Merr.
13 Aquilaria apiculata Merr.
14 Aquilaria acuminate (Merr.) Quis
15 Aquilaria crassna Pierrei ex Lecomte phân bố ở VN, Campuchia, Lào
16 Aquilaria baillonii Pierrei ex Lecomte phân bố ở VN, Campuchia
17 Aquilaria banaense P.H.Ho phân bố ở VN
18 Aquilaria rugosa L.C.Kiet & P.J.Aquilaria Kessler
19 Aquilaria khasiana H.Hallier phân bố ở Ấn Độ, Bhutan

V. 4 loại Dó Bầu tạo nên thương hiệu Trầm hương Việt Nam tốt nhất thế giới

Ở nước ta theo thống kê trên, có 4 loài dó có khă năng cho trầm hương được định danh là:
1. Aquilaria crassna  Pierre ex Lecomte – cây dó Bầu

Được tìm thấy năm 1899, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bầu, phân bố  khắp các vùng trong cả nước (từ Hòa Bình đến Kiên Giang).

Hình 1: Dó Bầu Aquilaria crassna
1- Cành lá; 2- Mạng lưới gân lá; 3- Cành mang hoa tự; 4- Mặt cắt dọc hoa;
5- Mặt cắt ngang bầu nhụy; 6- Quả; 7- Mặt cắt ngang quả

2. Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte

Được tìm thấy năm 1915, tiếng Việt hay gọi là cây dó Gạch, phân bố ở Thừa Thiên-Huế, Quãng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Hình 2:  Dó Gạch Aquilaria bailonii
1-Cành mang lá; 2- Mạng lưới gân lá ; 3-Mặt cắt dọc hoa; 4- Mặt cắt dọc bầu nhụy;
5- Bao phấn; 6- Phần phụ cánh hoa.

3. Aquilaria banaensis P.H.Ho

Được tìm thấy năm 1986, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bà Nà, phân bố ở Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà).


Hình 3:  Dó bà nà Aquilaria
1- Cành mang quả; 2- Mạng lưới gân lá; 3-Mặt cắt dọc quả;
4- Hình thái bầu nhụy.

4. Aquilaria rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler

Được tìm thấy năm 2005, tiếng Việt  gọi là cây dó Quả nhăn, phân bố ở Kon Tum.


Hình 4: Dó quả nhăn Aquilaria rugosa

5. Các loài Dó khác cũng tạo ra Trầm

Ngoài 4 loài dó có khả năng cho trầm hương trên dây, theo Vũ Văn Dũng và Nguyễn Quốc Dựng (Viện Điều tra quy hoạch rừng VN), nước ta còn có 2 loài dó cũng cho trầm, gồm:

  • (1) G.vidalii Pham Hoang Ho –  Dó bụi (bụi trườn): phân bố Đông Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, đường kính cây từ 4 – 5cm, loài này cho trầm tự nhiên khá tốt;
  • (2) Linostma deccandrum Wallich ex Endlicher – dó Leo: phân bố ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiêng Giang, cây cao 5 – 10m, loài này cho trầm tự nhiên không tốt.

6.Trầm hương có tại các tỉnh nào cuả Việt Nam?

Ở Việt Nam cây trầm hương phân bố tại các địa bàn như:

  • Miền Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
  • Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.
  • Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
  • Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
  • Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.

Theo Giáo sư Gishi Honda (Đại học Tokyo – Nhật Bản), loài dó bầu Việt Nam cho trầm hương tốt nhất thế giới. Điều này đã được Lê Qúi Đôn (1726 -1784) viết trong Phủ biên tập lục:” Kỳ nam hương xuất từ các xã thuộc phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ  Quảng Nam là tốt nhất, xuất từ Phú Yên và Qui Nhơn là thứ hai ”

Theo Nguyễn Phước Tương trong bài viết về nguồn hàng xứ Quảng dưới thời chúa Nguyễn, thì ” … Hình như trên thế giới chỉ có trầm hương Đàng trong ở xứ  Quảng là nổi tiếng hơn cả, vì vậy mà ngày xưa dưới thời chúa Nguyễn các quốc gia theo đạo Phật, đạo Hồi ở vùng Đông Nam Á đều rất ưa chuộng Trầm hương ở xứ Quảng “.

Về chúng tôi:
Tại Trầm hương Xứ Quảng, chúng tôi cam kết cung cấp đến thị trường sản phẩm là từ trầm hương nguyên, không sử dụng gỗ trầm hương ghép và các loại khác tương tự. Chính sách bảo hành đánh bóng được cam kết vĩnh viễn trong suốt quá trình sử dụng khi Quý khách hàng mua hàng đối với các loại trang sức Trầm hương.

Mọi thông tin cần giải đáp, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

TRẦM HƯƠNG XỨ QUẢNG
Hotline:  0913.055.356  |  0913.177.155
Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHỆ SAPPHIRE
480/12 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
T: (028) 3636.9596 | E: [email protected] | W: https://www.sateco.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *